Con đường đá nhỏ dẫn
tới khu thành cổ nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh
Hóa là địa chỉ mà khách du lịch không thể bỏ qua
|
|
Mải ngắm cảnh ruộng đồng,
tôi giật mình khi gặp dãy tường đá, di tích còn sót lại của phế tích
thành nhà Hồ sừng sững chắn ngang.
|
Cổng
thành nhà Hồ
|
Cô hướng dẫn viên trẻ người địa phương đưa tôi đi thăm một vòng thành,
nhìn ngắm vòm cổng và những dãy tường còn sót lại do những phiến đá lớn
hàng chục tấn ghép vào nhau, không cần bất kỳ chất kết dính nào. Từng
được coi là một trong những công trình cổ có kiến trúc độc đáo nhất
trong lịch sử, tới nay việc xây dựng thành nhà Hồ vẫn còn là một ẩn số
lớn với các nhà khoa học.
Thành nhà Hồ nguyên bản có những công trình nguy nga tráng lệ được cho
không thua gì kinh thành Thăng Long. Nhưng giờ đây dấu vết của những
điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ, Đông cung, núi Thọ Kỳ, Dục tượng, đàn
Nam Giao… chỉ là những đồng lúa xanh rờn.
Những câu chuyện kể về quá trình xây dựng thành khiến nhiều người không
khỏi sửng sốt, khi một công trình kỳ vĩ như vậy được hoàn thành chỉ
trong 3 tháng. Phải được tận mục sở thị và chạm tay vào từng phiến đá
xanh phẳng phiu khổng lồ, bạn mới cảm thấy tiến độ đó là một kỳ tích khó
tin nổi.

|
Những
tảng đá hơn 600 năm tuổi in dấu rêu phong
|

|
Mái
vòm cổng thành
|
Theo sử sách, những phiến đá xanh đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng
khít lên nhau được dùng để xây tầng ngoài của những bức tường cao 4-5m,
trải dài theo diện tích 77ha và bốn bức tường vòm hoành tráng được lấy
từ núi An Tôn và núi Xuân Đài, cách thành tới 2-3km.
Đá được khai thác, đục đẽo tại chỗ và vận chuyển về công trình bằng sức
voi. Nhiều ý kiến cũng cho rằng những viên đạn đá tròn khảo cổ tìm thấy
rất nhiều nơi đây cũng được sử dụng làm con lăn vận chuyển đá. Có giai
thoại còn kể đá xanh quá sắc nên mỗi sáng, người ta có thể nhặt được
hàng thúng móng tay, móng chân người rụng ra do phải làm thông đêm cho
kịp tiến độ xây thành…

|
Tường
thành sừng sững bên những ruộng lúa trên nền móng những
công trình hoàng thành xưa
|
Tiếc là theo bánh xe lịch sử, thành chỉ được sử dụng trong 7 năm cho tới
khi triều đại nhà Hồ sụp đổ. Cùng với thời gian và trải qua nhiều biến
cố, toàn bộ công trình nội cung, đền đài trong thành chỉ còn trong ký
ức, tới nay nơi đây chỉ còn trạm gác nhỏ và một phòng trưng bày những
hiện vật khảo cổ khai quật được trong khu vực hoàng thành đón khách vãng
lai.
Tuy phần lớn chỉ còn phế tích, nhưng nơi đây vẫn mang những giá trị
không thể đo đếm được với những nhà khảo cổ khi ẩn chứa trong đó quá
nhiều hiện vật lịch sử vẫn đang chờ được khai quật, khám phá.
Ráng chiều buông, tôi leo từng bậc đá lên trên mái vòm cổng thành, phóng
tầm mắt ngắm cánh đồng lúa xanh rờn ngay trên nền móng những đền đài
thành quách xưa, nghe dâng trào một cảm giác ngậm ngùi để rồi không nén
nổi một tiếng thở dài…
Người xưa xa khuất, cảnh cũ in màu rêu phong. Dường như những bức tường
đá sừng sững trơ gan cùng tuế nguyệt vẫn nhẫn nại trường tồn vì sứ mạng,
nhắc nhở hậu sinh phải dành chút thời gian lắng lòng suy ngẫm về những
thăng trầm lịch sử.
Kiến trúc đẹp
Tags: nhà
phố,nhà
đẹp,nhà
xinh,biệt
thự, thiết
kế kiến trúc, kiến
trúc đẹp, nội
thất đồ gỗ, thiết
kế nội thất, không
gian đẹp, đồ
gỗ, đá
hoa cương, giấy
dán tường, nhôm
kính, sắt
mỹ nghệ, trần
thạch cao.
Theo baomoi | |