Kiến Trúc Đương Đại|Hiện Đại Và Đời Sống Ngày Nay - NGÔI NHÀ XINH

Ngẫm về cái giá phải trả của đồ án nửa vời

Ý tưởng về cái gọi là “Trục Thăng Long” thô bạo, ngoại lai, với trục này, sẽ phá vỡ cấu trúc đô thị truyền thống (tự nhiên) của Hà Nội. Không thể ngụy biện “phải có cái trục này thì Hà Nội mới phát phát triển”. Với cách ứng sử quá tham vọng, Văn Miếu, Chùa Một Cột và các di sản khác sẽ bị tổn thương. Vậy Văn hiến sẽ thể hiện ở đâu trong đồ án này?


Thật khó để nhận xét vế cấu trúc tối ưu của đô thị khi chưa có các tuyến nghiên cứu định trước: Sự chuẩn mực của tầm nhìn, tính chất, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quy hoạch. Giới hạn không gian đô thị và nông thôn. Nhiệm vụ gia tăng giá trị Tài nguyên đất đai; Tài nguyên di sản; Mô hình phát triển thủ đô. Các vấn đề đô thị hóa; Quy mô dân số của đô thị.

Vậy sự chuẩn mực đó là gì?

Sự chuẩn mực của tầm nhìn (đối với thủ đô) là cần phải đưa ra nhãn quan chiến lược, ấn định vai trò đối với quốc gia, quốc tế của Hà Nội trong một tương lai không hạn định (là thủ đô vĩnh cửu của một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ).

Sự chuẩn mực của tính chất đô thị: biết đô thị phải gồm những chức năng cơ bản nào, cho ai?

Sự chuẩn mực của mục tiêu quy hoạch: cần xác định những nội dung cụ thể cần phải thực hiện trong một kế hoạch có hạn định (2030; 2050). Hướng tới điều gì?

Sự chuẩn mực của các yêu cầu, nhiệm vụ: đặt ra các nội dung chi tiết phải thực hiện hướng tới các mục tiêu đã được ấn định của đồ án.

Điều cần thiết nhất là không lẫn lộn trình tự, trùng lặp nội dung! Nhưng phần Mục tiêu quy hoạch của đồ án lại có thừa điều này.

Hãy xem bản đồ phân bố mật độ dân cư thủ đô London - một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của thế giới. Diện tích không gian đô thị 319 km2; mật độ dân số trung bình khoảng 8.980/km2; GDP (2008) 565 tỷ USD. Hiệu suất GDP/ km2 1,771 tỷ USD/ km2. Chú ý: khu vực số 7 là City of London có mật độ <5000/ km2; là nơi đặt Trung tâm quyền lực nhà nước và thành phố.


Quan trọng hơn ấy là tính đồng bộ. Đơn cử những dẫn chứng:

 * Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh

Do không có Giới hạn không gian đô thị và nông thôn được ấn định, cộng với giải pháp quy hoạch theo tiêu chuẩn đất đai/đầu người; không có chủ kiến về giảm thiểu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, dường như đồ án này chỉ duy trì vai trò độc tôn của cấu trúc đô thị phát triển theo phương ngang (chiếm nhiều đất) như đã nêu ở bài "Quy hoạch Hà Nội: Dễ hiện tại là làm khó tương lai ".

Trong khi đó, muốn thực hiện mong muốn (Xanh); thì cách chiếm đất là cách sơ đẳng nhất (kiểu "thực dân cũ") trong bài "Quy hoạch đô thị: Những khái niệm bị lật nhào" tác giả Khắc Kỷ Nam gọi là "Xanh Nằm" lại không phải cách duy nhất, càng không phải cách tốt nhất! Thế nhưng ý tưởng của đồ án lại đề xuất theo cách này. Việc chiếm quá nhiều đất nông nghiệp (tức mất đi mầu xanh thực chất) khiến cho mong muốn này có cảm giác mang tính khẩu hiệu!

Trên thế giới để thực hiện điều này (Xanh) theo mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Người ta thường lựa chọn cấu hình đô thị mật độ cao, còn gọi là đô thị nén (Compact Urban). Cũng thực hiện công cuộc xanh hóa đô thị nhưng phát triển theo phương đứng (Xanh Đứng), kèm theo các giải pháp giải phóng đất đai cho các khu vực nông thôn và thành thị. Điển hình là thành phố New York.

Cùng với việc đề cao phát triển các nhà chọc trời tại trung tâm Manhattan là mở ra công viên Central Park với kích thước khoảng 4000m x 800m (trên 320ha; nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Central_Park) biến thành phố New York trở thành một trong các điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới.

*  Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Văn hiến

Để làm được điều này cần có tinh thần tự hào dân tộc. Tính kế thừa và sự trân trọng những giá trị của quá khứ, dành những gì tốt đẹp nhất cho mục tiêu cộng đồng. Điều đầu tiên, cần trân trọng đó là Trung tâm Chính trị Ba Đình.

Lẽ ra, đồ án cần phải nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng khu vực Ba Đình kết nối khu vực Tây Hồ Tây, Mỹ Đình thành một quần thể toàn vẹn, đáp ứng đầy đủ mục tiêu khẳng định vị thế của Hà Nội, trở thành thủ đô "vĩnh cửu" của nước Việt Nam thống nhất.

Ngược lại, đồ án lại đề xuất một kế hoạch nửa vời: không những không nghiên cứu hoàn thiện Trung tâm Chính trị Ba Đình như đã nói trên, lại đưa ra "sáng kiến" một khu vực đất dự trữ cho "Trung tâm Hành chính quốc gia" tai Ba Vì. Việc này đồng nghĩa với không triển khai một kế hoạch cụ thể nào.

Không có một kế hoạch cụ thể nào tôn vinh vị thế truyền thống "là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời" của thủ đô Thăng Long. Nhưng lại có một ý tưởng về cái gọi là "Trục Thăng Long" thô bạo, ngoại lai, với trục này, sẽ phá vỡ cấu trúc đô thị truyền thống (tự nhiên) của Hà Nội. Tokyo, London và nhiều thành phố khác cũng là đô thị theo cấu trúc tự nhiên, vẫn phát triển cực thịnh.

Không thể ngụy biện "phải có cái trục này thì Hà Nội mới phát phát triển". Với cách ứng sử quá tham vọng, Văn Miếu, Chùa Một Cột và các di sản khác sẽ bị tổn thương. Vậy Văn hiến sẽ thể hiện ở đâu trong đồ án này?

* Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Văn minh

Văn minh liên quan đến ứng sử người với người. Đề cao tiêu chuẩn sử dụng đất cho đô thị, thu hồi đất nông nghiệp với quy mô rất lớn (như đã nêu trong bài "Quy hoạch Hà Nội: Dễ hiện tại là làm khó tương lai), trong khi không có một phân tích, giải pháp cụ thể nào cho việc thực hiện tiến trình đô thị hóa cho khu vực nông thôn, bảo tồn đất nông nghiệp, đất trồng lúa.

Sự thiếu chặt chẽ trong lập nhiệm vụ khiến cho quy hoạch sử dụng đất theo cảm tính (tiêu chuẩn đất đai/đầu người, thực chất không có lý thuyết nào để biện minh, bởi ngày nay trên thế giới không thực hiện quy hoạch theo cách này). Điều đó có thể dẫn đến, tạo ra hố sâu ngăn cách sự bất bình đẳng trong xã hội và những hệ lụy kèm theo. Vậy Văn minh thể hiện ở đâu trong đồ án này?

* Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Hiện đại

Không xây dựng mô hình phát triển của thủ đô một cách thấu đáo, đảm bảo tính hiện thực trong tiến trình phát triển. Dẫn tới việc xác định quy mô dân số theo cảm tính, tạo ra những tính toán sai trong hệ thống hạ tầng mà một loạt các thành phố Việt Nam đang mắc phải (điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội). Đô thị tiên tiến là đô thị hướng tới khả năng thích ứng với thách thức phát triển, linh hoạt như một cỗ máy đa chức năng. Càng gọn càng tốt.

Việc không xác định đầy đủ các thông số về quy mô sẽ dẫn đến quá tải, giải pháp tất nhiên tạo sự khước từ của thành phố. Sao gọi là hiện đại!

Đồ án bố trí các khu vực công nghiệp phía Đông Bắc (nơi thu hút nhiều lao động nhất). Trong khi khu vực thu hồi đất nhiều nhất lại là khu vực phía Tây Nam. Người Việt vốn tôn trọng quê hương bản quán, việc bố trí này sẽ tạo ra làn sống di trú và dao động con lắc, làm tăng lưu lượng giao thông xuyên tâm, liên tuyến. Tình trạng quá tải giao thông trong những ngày làm việc sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Và tắc đường, khói bụi sẽ mãi mãi là vấn nạn của Hà Nội. Đô thị ngày nay phải tạo ra việc làm, thực hiện cấu trúc cân bằng tại chỗ.

Giải pháp quy hoạch  như thế sẽ tiêu hủy thời gian, sức lực, tạo sự hỗn loạn của cư dân. Sao gọi là hiện đại!

Áp dụng máy móc cấu trúc đô thị đa trung tâm (chỉ có thể áp dụng cho các trung tâm dịch vụ phổ thông, thiết yếu). Ngay cả điều tối kỵ là Trung tâm quyền lực Nhà nước cũng được đồ án đề xuất bố trí phân tán. Giao động con lắc lại càng được kích hoạt với quy mô lớn hơn, lãng phí, khó hiểu. Sao gọi là hiện đại!

Với kế hoạch giãn dân nội đô. Đô thị bố trí dàn trải, các tiện nghi đô thị với công nghệ tiên tiến sẽ không thể áp dụng được. Việc khước từ các mô hình đô thị sinh thái dạng nén sẽ khiến cho các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Sao gọi là hiện đại!
 
* "Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới"

Cạnh tranh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tức cạnh tranh với Tokyo (hạng1/100); Los Angeles (hạng 3/100); Osaka (hạng 7/100); Hong Kong (hạng 16/100); San Francisco (hạng 18/100); Seoul (hạng 21/100); Shanghai (hạng 25/100); Singapore (hạng 27/100); Sydney (hạng 28/100); Beijing (hạng 38/100); Metro Manila (hạng 40/100); Guangzhou (hạng 44/100).

Bài toán khó là phải nhìn thấy lời giải cận kề: trong bán kính <6km có một nơi có thể tạo ra một National Mall (trung tâm quốc gia) của thủ đô Hà Nội. Gần Hồ Tây, khu vực này hiện chưa đầu tư xây dựng. Đây là cơ hội lớn mà dường như dành cho chúng ta hoàn thiện, mở rộng Trung tâm Chính trị Ba Đình; Đó là khu vực Tây Hồ Tây!


Nhưng Hà Nội sẽ cạnh tranh bằng gì?

Không tập trung nguồn lực, quy hoạch dàn trải. Cạnh tranh bằng gì? Bằng bán đất, vốn vay ODA?

Dịch chuyển các trung tâm ra ngoài đô thị truyền thống; Bỏ qua Di sản Niềm tin, không tập hợp được nhân tài; Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ kinh tế gia công có thể tạo nên sức mạnh?

Không đầu tư cho lợi thế có sẵn. Quy hoạch thô bạo, phá hủy cả di sản đô thị và nông thôn. Cạnh tranh bằng gì? Khi khước từ phát triển kinh tế di sản?

Chống nhập cư, hạn chế gia tăng dân số, khước từ sức mạnh truyền thống của các đô thị Á châu. Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ bằng các đô thị mới mà sẽ trở thành hoang phế trong một tương lai gần.

Các đô thị được quy hoạch "độc quyền" nơi nào cũng giống nơi nào, không có tác phẩm của các tác giả hàng đầu thế giới. Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ chỉ bằng các dịch vụ cơ bản của du lịch vốn không đủ để sử lý ô nhiễm do du lịch mang lại.

Không chuẩn bị hạ tầng tiếp đón, khước từ các việc tổ chức các sự kiện lớn của thế giới. Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ chỉ có thương hiệu nông sản và khoáng sản.

Không có trung tâm tài chính trong khu vực đô thị truyền thống (như London, New York, Tokyo). Cạnh tranh bằng gì? Khi bỏ qua lợi thế đặc biệt này Hà Nội sẽ chỉ còn tư cách một con nợ vì tham vọng viển vông.

1. Để Hà Nội trở thành thành phố Văn Hiến:  làm được điều này cần có tinh thần tự hào dân tộc. Tính kế thừa và sự trân trọng những giá trị của quá khứ, dành những gì tốt đẹp nhất cho mục tiêu cộng đồng. Điều đầu tiên, cần trân trọng đó là Trung tâm Chính trị Ba Đình.

Lẽ ra, đồ án cần phải nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng khu vực Ba Đình kết nối khu vực Tây Hồ Tây, Mỹ Đình thành một quần thể toàn vẹn, đáp ứng đầy đủ mục tiêu khẳng định vị thế của Hà Nội, trở thành thủ đô "vĩnh cửu" của nước Việt Nam thống nhất.

Ngược lại, đồ án lại đề xuất một kế hoạch nửa vời: không những không nghiên cứu hoàn thiện Trung tâm Chính trị Ba Đình như đã nói trên, lại đưa ra "sáng kiến" một khu vực đất dự trữ cho "Trung tâm Hành chính quốc gia" tai Ba Vì. Việc này đồng nghĩa với không triển khai một kế hoạch cụ thể nào.

Không có một kế hoạch cụ thể nào tôn vinh vị thế truyền thống "là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời" của thủ đô Thăng Long. Nhưng lại có một ý tưởng về cái gọi là "Trục Thăng Long" thô bạo, ngoại lai, với trục này, sẽ phá vỡ cấu trúc đô thị truyền thống (tự nhiên) của Hà Nội. Tokyo, London và nhiều thành phố khác cũng là đô thị theo cấu trúc tự nhiên, vẫn phát triển cực thịnh.

Không thể ngụy biện "phải có cái trục này thì Hà Nội mới phát phát triển". Với cách ứng sử quá tham vọng, Văn Miếu, Chùa Một Cột và các di sản khác sẽ bị tổn thương. Vậy Văn hiến sẽ thể hiện ở đâu trong đồ án này?

2. Để Hà Nội trở thành thành phố Văn minh: điều này liên quan đến ứng sử người với người. Đề cao tiêu chuẩn sử dụng đất cho đô thị, thu hồi đất nông nghiệp với quy mô rất lớn (như đã nêu trong bài "Quy hoạch Hà Nội: Dễ hiện tại là làm khó tương lai), trong khi không có một phân tích, giải pháp cụ thể nào cho việc thực hiện tiến trình đô thị hóa cho khu vực nông thôn, bảo tồn đất nông nghiệp, đất trồng lúa.

Sự thiếu chặt chẽ trong lập nhiệm vụ khiến cho quy hoạch sử dụng đất theo cảm tính (tiêu chuẩn đất đai/đầu người, thực chất không có lý thuyết nào để biện minh, bởi ngày nay trên thế giới không thực hiện quy hoạch theo cách này). Điều đó có thể dẫn đến, tạo ra hố sâu ngăn cách sự bất bình đẳng trong xã hội và những hệ lụy kèm theo. Vậy Văn minh thể hiện ở đâu trong đồ án này?

3. Để Hà Nội trở thành Thành phố Hiện đại: Không xây dựng mô hình phát triển của thủ đô một cách thấu đáo, đảm bảo tính hiện thực trong tiến trình phát triển. Dẫn tới việc xác định quy mô dân số theo cảm tính, tạo ra những tính toán sai trong hệ thống hạ tầng mà một loạt các thành phố Việt Nam đang mắc phải (điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội). Đô thị tiên tiến là đô thị hướng tới khả năng thích ứng với thách thức phát triển, linh hoạt như một cỗ máy đa chức năng. Càng gọn càng tốt.

Việc không xác định đầy đủ các thông số về quy mô sẽ dẫn đến quá tải, giải pháp tất nhiên tạo sự khước từ của thành phố. Sao gọi là hiện đại!

Đồ án bố trí các khu vực công nghiệp phía Đông Bắc (nơi thu hút nhiều lao động nhất). Trong khi khu vực thu hồi đất nhiều nhất lại là khu vực phía Tây Nam. Người Việt vốn tôn trọng quê hương bản quán, việc bố trí này sẽ tạo ra làn sống di trú và dao động con lắc, làm tăng lưu lượng giao thông xuyên tâm, liên tuyến. Tình trạng quá tải giao thông trong những ngày làm việc sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Và tắc đường, khói bụi sẽ mãi mãi là vấn nạn của Hà Nội. Đô thị ngày nay phải tạo ra việc làm, thực hiện cấu trúc cân bằng tại chỗ.

Giải pháp quy hoạch  như thế sẽ tiêu hủy thời gian, sức lực, tạo sự hỗn loạn của cư dân. Sao gọi là hiện đại!

Áp dụng máy móc cấu trúc đô thị đa trung tâm (chỉ có thể áp dụng cho các trung tâm dịch vụ phổ thông, thiết yếu). Ngay cả điều tối kỵ là Trung tâm quyền lực Nhà nước cũng được đồ án đề xuất bố trí phân tán. Giao động con lắc lại càng được kích hoạt với quy mô lớn hơn, lãng phí, khó hiểu. Sao gọi là hiện đại!

Với kế hoạch giãn dân nội đô. Đô thị bố trí dàn trải, các tiện nghi đô thị với công nghệ tiên tiến sẽ không thể áp dụng được. Việc khước từ các mô hình đô thị sinh thái dạng nén sẽ khiến cho các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Sao gọi là hiện đại!

4. Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới":  Cạnh tranh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tức cạnh tranh với Tokyo (hạng1/100); Los Angeles (hạng 3/100); Osaka (hạng 7/100); Hong Kong (hạng 16/100); San Francisco (hạng 18/100); Seoul (hạng 21/100); Shanghai (hạng 25/100); Singapore (hạng 27/100); Sydney (hạng 28/100); Beijing (hạng 38/100); Metro Manila (hạng 40/100); Guangzhou (hạng 44/100).



"Bài toán khó là dành quỹ đất xung quanh Hồ Tây, Ba Đình cho các chức năng chính của thủ đô: Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Lịch sử quốc gia. Khu vực Hồ Gươm, Phố cổ cho các chức năng Trung tâm Hành chính - Văn hóa - Lịch sử thành phố Hà Nội. Khu vực phố cũ cho các chức năng Trung tâm Tài chính - thương mại quốc tế". (xem: Cái khó của đô thị là không nhìn thấy bệnh dàn trải). Chỉ có như vậy. mới kế thừa được Tài nguyên Di sản thủ đô, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Khó nhất, là làm sao thay đổi được cách nghĩ "làm cho xong" chứ không phải làm cho hay, cho tốt. Vì lợi ích chung!

Hệ thống trong đồ án quy hoạch - Bài toán có trước hay lời giải có trước

Quy hoạch, kiến trúc là một nghề thực hành, mọi lý thuyết đều trở nên vô nghĩa nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn của những người thực thi. Sự lúng túng của đồ án cho biết điều này.

Khi nghiên cứu nội dung của đồ án quy hoạch Hà Nội chúng tôi rất ngạc nhiên. Trên thế giới, các đồ án quy hoạch thành phố là những đồ án được nghiên cứu rất công phu và là một sản phẩm cần có sự tham gia của cộng đồng.

Nếu làm cho xong, chúng tôi nghĩ rằng không khó. Trên thế giới cũng như vậy. Khi đặt chính thể vào tình thế "việc đã rồi" thì không cần bàn làm gì. Người ta sẽ phê duyệt vì lý do chính trị, sẽ bất chấp tất cả!

"Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đang phải đối diện với vấn đề đô thị của chính mình, và không có một hệ thống lý thuyết nào dùng chung cho tất cả". (nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2009-11-04-suc-chiu-dung-cua-dan-co-han- ).

"Đáng tiếc là, bây giờ chúng ta vẫn đi theo những quan điểm đô thị học mà thế giới đã phủ nhận"; "Ta vẫn còn chịu những ảnh hưởng nặng nề của nếp cũ, chưa tiếp xúc được với tư tưởng mới. Vẫn là những lý luận cũ của Liên Xô mang về dùng cho đến nay". (nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2009-11-07-quy-hoach-do-thi-bam-riet-tu-duy-da-bi-phu-nhan ).

Hãy xem Nội dung đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì rõ.

Thực sự, hệ thống thiếu hoàn toàn những nội dung có hàm lượng chất xám cao, các luận cứ chặt chẽ. Đồ án chỉ đưa ra kết quả cuối cùng, song không có cơ sở để bảo vệ kết quả này! Chúng tôi đã phân tích khá nhiều những nội dung cơ bản về sự phi lý trong lựa chọn địa điểm cái gọi là Trung tâm Hành chính quốc gia, về những bất cập của các nội dung mà đồng nghiệp của chúng tôi đã nêu trong bài: Quy hoạch Hà Nội: Phải có tinh thần Đại Cồ Việt).

Bài toán dễ là chấp nhận cho qua, và, xem xét đồ án chỉ mang tính thủ tục; lời giải có trước bài toán và luận lý đi sau kết quả.

Bài toán khó là cần có sự xem xét công minh, không chịu một sức ép nào bên ngoài, thượng tôn luật pháp, thượng tôn quốc gia. Phải tỏ thái độ với những người vô trách nhiệm và thiếu năng lực. Bởi tổn thất kinh tế, xã hội, cơ hội cho mỗi người và quốc gia là vô cùng lớn nếu chúng ta chấp nhận "duyệt cho xong" đồ án này!

Hãy đưa tất cả về chân giá trị! Các đại biểu quốc hội, Các thành viên chính phủ, những người có lương tri hãy bước qua thói quen vị nể. Bởi đằng sau bản quy hoạch này là số phận con người, là việc quốc gia có cất cánh bay lên.

Theo VietNamNet

Thông tin liên hệ - NGÔI NHÀ XINH

Ngôi Nhà Xinh: 231 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q.3, TP.HCM

Email: kientruc@ngoinhaxinh.com.vn

Hotline: 0918 857 007

Bạn có thể quan tâm:

Thư viện kiến trúc | Trải Nghiệm Bài Viết Để Có Kinh Nghiêm Xây Nhà

Nội thất đẹp Tin xem nhiều

Chiếu Sáng Phòng Khách Đẹp: Ý Tưởng Và Lời Khuyên

Chiếu Sáng Phòng Khách Đẹp: Ý Tưởng Và Lời Khuyên

Đã bao nhiêu lần chúng ta tự hỏi làm thế nào để chiếu sáng một căn phòng, nên chọn loại đèn nào, kiểu nào và đặt chú..

9+ Mẫu Thiết Kế Phòng Thay Đồ Trong Nhà Làm Ngây Ngất Các Tín Đồ Thời Trang

9+ Mẫu Thiết Kế Phòng Thay Đồ Trong Nhà Làm Ngây Ngất Các Tín Đồ Thời Trang

Phòng thay đồ trong nhà (Walk-in Closet) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các căn hộ, nhà ở, biệt thự,&hellip..

8 ưu nhược điểm của thiết kế bếp đẹp không gian mở

8 ưu nhược điểm của thiết kế bếp đẹp không gian mở

Tất cả chúng ta đều biết rằng cảm giác thú vị khi bước vào một nhà bếp có không gian mở để giao lưu với bạn bè và bắ..

6 Mẹo Giúp Bạn Chọn Rèm Cửa Phòng Ngủ Đẹp Hoàn Hảo

6 Mẹo Giúp Bạn Chọn Rèm Cửa Phòng Ngủ Đẹp Hoàn Hảo

Chọn rèm cửa phòng ngủ nghe có vẻ như là một nhiệm vụ dễ dàng (và thực sự là vậy), nhưng đừng dại tin rằng..

Kiến trúc đẹp Tin xem nhiều

Biệt Thự Nhà Vườn - Mẫu Thiết Kế Hiện Đại Đẹp Khó Cưỡng

Biệt Thự Nhà Vườn - Mẫu Thiết Kế Hiện Đại Đẹp Khó Cưỡng

Biệt thự nhà vườn trong suy nghĩ của chúng ta là những ngôi nhà với kiến trúc cổ, dường như không còn xuất hiện..

Cẩm nang nhà đẹp: Những Thiết Kế Nhà Phố Đẹp Xu Hướng 2020

Cẩm nang nhà đẹp: Những Thiết Kế Nhà Phố Đẹp Xu Hướng 2020

Ngôi nhà phố với gam màu trắng nổi bật được thiết kế 4 tầng  ngay đường lớn. Có diện tích 8x20m, đượ..

10 Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển Đẹp - Vẻ Đẹp Của Mọi Thời Đại

10 Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển Đẹp - Vẻ Đẹp Của Mọi Thời Đại

Biệt thự mang phong cách cổ điển thể hiện tính nghệ thuật trong từng chi tiết thiết kế. Nét đặc trưng của phong cách..

Không gian đẹp Tin xem nhiều

Phòng Khách Sang Trọng Và Lời Khuyên Bạn Có Thể Áp Dụng

Phòng Khách Sang Trọng Và Lời Khuyên Bạn Có Thể Áp Dụng

Ý tưởng về một phòng khách đẹp sang trọng có thể trông rất khác biệt trong trí tưởng tượng của từng người. Có thể là..

Tăng nét cá tính cho một không gian bếp đẹp phong cách đương đại

Tăng nét cá tính cho một không gian bếp đẹp phong cách đương đại

Bởi vì không gian bếp là phòng chức năng, việc đảm bảo sao cho bếp có thể được sử dụng một cách thuận tiện là rất qu..

Thiết kế phòng ngủ đẹp dành cho khách: Cách bố trí sử dụng linh hoạt

Thiết kế phòng ngủ đẹp dành cho khách: Cách bố trí sử dụng linh hoạt

Nếu thi thoảng bạn cần một không gian lưu trú dành cho bạn bè và người thân mỗi lần ghé chơi, sẽ thật khó khăn bởi k..

Tiểu Cảnh Sân Vườn - Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Không Gian Xanh

Tiểu Cảnh Sân Vườn - Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Không Gian Xanh

Tiểu cảnh sân vườn hiện nay được sử dụng khá nhiều trong việc trang trí không gian sống. Từ góc cầu thang, ban công,..

Tổng công trình sư tư vấn: 0918 857 007